==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Thông tin về các lễ hội lớn tại Việt Nam phục vụ du khách lên kế hoạch du xuân trảy hội và cầu tài lộc phúc đầu năm.

  • Lễ Hội Đền Ông Hoàng Bảy

    Lễ Hội Đền Ông Hoàng Bảy

    Lễ  hội chính đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm (ngày giỗ tướng Hoàng Bảy), thu hút đông đảo khách thăm quan trong và ngoài vùng đến dự. Trong lễ hội có tổ chức rước kiệu, tế thần, dâng hương tưởng niệm, cùng các hoạt động văn hoá – thể thao khác. Ngoài những ngày lễ hội, những ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp tại đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.

  • Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho

    Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho

    Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày 25/2 (tức ngày 12 tháng giêng),  tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho (12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ 1077 - 12 tháng Giêng năm Canh Dần 2012) được tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

  • Lễ Hội Chùa Bái Đính

    Lễ Hội Chùa Bái Đính

    Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Dự kiến, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.

  • Lễ hội chùa Hương

    Lễ hội chùa Hương

    Hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Lễ hội chùa Hương là một lễ hội lớn, cùng với lễ hội chùa Yên Tử và lễ hội chùa Bái Đính là những lễ hội gây được tiếng vang lớn ở miền Bắc, thể hiện ở sự quá tải số lượng các phật tử tham gia hành hương.

  • Lễ hội Yên Tử

    Lễ hội Yên Tử

    Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Lữ khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ...Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).

  • Lễ Hội Ramadan Của Đồng Bào Chăm Ở An Giang

    Lễ Hội Ramadan Của Đồng Bào Chăm Ở An Giang

    Người Chăm ở An Giang sống tập trung tại các huyện An Phú, Tân Châu và Phú Tân, có tháng Thánh lễ rất thiêng liêng gọi là Ramadan. Ðây là tháng ăn chay diễn ra từ ngày 1-9 đến 30-9 theo lịch Hồi giáo.

  • Lễ Hội Đền Thờ Đức Ông Ở Vĩnh Phúc

    Lễ Hội Đền Thờ Đức Ông Ở Vĩnh Phúc

    Về Vĩnh Phúc vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm, khách thăm quan sẽ có cơ hội tham gia Lễ hội đền thờ Đức Ông ( Lễ hội chợ Dưng) tổ chức một cách linh đình. Lễ hội được tổ chức với mong ước cả năm đó cuộc sống của người dân được ấm no, mùa màng tốt tươi.

  • Tìm Hiểu Về Lễ Tế Xã Tắc Ở Thừa Thiên Huế

    Tìm Hiểu Về Lễ Tế Xã Tắc Ở Thừa Thiên Huế

     Lễ tế Xã Tắc được xem là một trong những nghi lễ tái hiện lại lịch sử vô cùng quan trọng trong hệ thống những lễ hội lớn của Việt nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Lễ tế được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm nhằm. Lễ tế Xã Tắc diễn ra với 2 phần chính: Lễ xuất cung và Lễ tế, được phục dựng đúng theo quy cách xưa thường được diễn ra trong cung đình Huế.

  • Về Với Lễ Hội Khai Ấn Đền Trần

    Về Với Lễ Hội Khai Ấn Đền Trần

    Lễ khai ấn đền Trần là một trong những lễ hội lớn nhất mùa xuân ở miền bắc. Lễ hội này diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vương, TP.Nam Định. Đây là sự hồi ảnh của tập tục cổ, sau những ngày nghỉ tết bắt đầu từ rằm tháng giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. Hàng năm, lễ hội này thu hút một lượng khách cực kì lớn từ khắp các nơi đổ về dự hội khai ấn trong đêm.

  • Khám Phá Tết Nhảy Của Người Dao Ở Thái Nguyên

    Khám Phá Tết Nhảy Của Người Dao Ở Thái Nguyên

    Tết Nhảy của người Dao (Thái Nguyên) cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác, người Dao có những cái tết khá đặc biệt mang đậm nét văn hóa truyền thống. Một trong những cái tết độc đáo là Tết Nhảy. 

  • Lễ Hội Đền Mẫu Âu Cơ Ở Phú Thọ

    Lễ Hội Đền Mẫu Âu Cơ Ở Phú Thọ

    Đền mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Hàng năm, không chỉ người dân trong vùng mà cả Lữ khách thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội Đền mẫu Âu Cơ vào các ngày 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”, ngày 11-12 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám, và ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Đặc biệt, ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ chính và do trùng vào dịp đầu năm vừa đón Tết Nguyên Đán nên rất đông vui, nhộn nhịp.

  • Thu Sang Về Thái Bình Trẩy Hội Chùa Keo

    Thu Sang Về Thái Bình Trẩy Hội Chùa Keo

    Chùa Keo thuộc địa phận tỉnh Thái Bình- là ngôi chùa cổ nổi tiếng miền Bắc nước ta. Mỗi năm nơi đây tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày mồng bốn tháng Giêng âm lịch. Hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính, nhằm tưởng nhớ, suy tôn Ðức Thiền sư Không Lộ - người giỏi Phật pháp và pháp thuật, đã có công chữa khỏi bệnh cho vua Lý và được phong làm quốc sư.

Trang 1 2 [>>]

Các Lễ Hội Việt Nam

Các Lễ Hội Việt Nam
18 1 19 37 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==