==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Đền mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Hàng năm, không chỉ người dân trong vùng mà cả khách thăm quan thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội Đền mẫu Âu Cơ vào các ngày 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”, ngày 11-12 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám, và ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Đặc biệt, ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ chính và do trùng vào dịp đầu năm vừa đón Tết Nguyên Đán nên rất đông vui, nhộn nhịp.
Chùa Keo thuộc địa phận tỉnh Thái Bình- là ngôi chùa cổ nổi tiếng miền Bắc nước ta. Mỗi năm nơi đây tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày mồng bốn tháng Giêng âm lịch. Hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính, nhằm tưởng nhớ, suy tôn Ðức Thiền sư Không Lộ - người giỏi Phật pháp và pháp thuật, đã có công chữa khỏi bệnh cho vua Lý và được phong làm quốc sư.
Lễ hội Lồng tồng hay còn được gọi là lễ xuống đồng- là lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức trong các bản làng để cầu cúng thần nông - vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản cho cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành. Lễ hội Lồng tồng đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc – Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và một số tỉnh Tây Bắc. Tìm hiểu về lễ hội của dân tộc Tày - Nùng ở Cao Bằng ta sẽ thấy lễ hội ở đây diễn ra từ ngày 2 đến 30 tháng giêng âm lịch để mở mùa gieo trồng mới.
Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Ba Tơ - Quảng Ngãi bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Hrê, với những ẩm thực dân dã, đậm đà khó quên.
Đêm về trên đỉnh Bà Nà sương phủ mờ, trong không gian làng Pháp với những lâu đài cổ tích sẽ huyền bí và hấp dẫn đến thế nào là trải nghiệm mà lâu nay, rất nhiều Lữ khách tò mò muốn biết. Đó là lý do thôi thúc Sun World Ba Na Hills ra mắt combo Đêm Bà Nà với mức giá vô cùng ưu đãi cùng nhiều trải nghiệm thú vị, độc đáo.
Đà Nẵng nơi được trao tặng danh hiệu là “Đà Nẵng - điểm đến sự kiện, lễ hội hàng đầu châu Á”. Không phải ngẫu nhiên Đà Nẵng được chọn là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa, ngoại giao mang tầm quốc tế. Đó là cả quá trình chắt chiu các giá trị văn hóa của thành phố trên tiến trình hội nhập.
Đến với hành trình Huế trong dịp hè khách thăm quan sẽ được hoa chung với không khí của lễ hội Sen đặc sacw nơi mảnh đất Cố Đô. Lễ hội với chủ đề "Truyền thuyết một loài hoa". Đây là một phần trong chuỗi những hoạt động góp phần khẳng định thương hiệu trải nghiệm Huế - thành phố Festival của Việt Nam, thành phố của những điểm đến và lễ hội, góp phần kích cầu chương trình Thừa Thiên - Huế phát triển.
Hội đình Quan Lạn được tổ chức là để kỷ niệm chiến công của Trần Khánh Dư. Điểm đặc sắc trong hội đình Quan Lạn là các cuộc đua thuyền, người ta còn gọi đây là hội bơi, đua Quan Lạn. Hội đua thuyền là cuộc trình diễn lại các trận chiến thắng năm xưa. Vì vậy thuyền đua là các loại thuyền lớn với trọng tải 5 - 6 tấn. Hội đua thuyền được diễn ra trong sự reo hò, cổ vũ của đông đảo người dân và Lữ khách .
Quan Lạn điểm đến không chỉ thu hút gần xa đổ về bởi phong cách kiến trúc độc đáo mà đình Quan Lạn còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, góp phần Phát triển Lữ Hành văn hoá. Trong đó phải kể đến lễ hội đua thuyền diễn ra hàng năm từ ngày 10 - 20 tháng 6 Âm lịch. Hội đình Quan Lạn được đánh giá là sự tổng hòa giữa ngày chiến thắng giặc ngoại xâm và ngày hội của cư dân ngư nghiệp vùng biển đảo Quan Lạn cầu mùa.
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.