==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Quan Lạn điểm đến không chỉ thu hút khách thăm quan gần xa đổ về bởi phong cách kiến trúc độc đáo mà đình Quan Lạn còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, góp phần Phát triển Lữ Hành văn hoá. Trong đó phải kể đến lễ hội đua thuyền diễn ra hàng năm từ ngày 10 - 20 tháng 6 Âm lịch. Hội đình Quan Lạn được đánh giá là sự tổng hòa giữa ngày chiến thắng giặc ngoại xâm và ngày hội của cư dân ngư nghiệp vùng biển đảo Quan Lạn cầu mùa.

Quan Lạn điểm đến không chỉ thu hút lữ khách gần xa đổ về bởi phong cách kiến trúc độc đáo mà đình Quan Lạn còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, góp phần Phát triển Lữ Hành văn hoá. Trong đó phải kể đến lễ hội đua thuyền diễn ra hàng năm từ ngày 10 - 20 tháng 6 Âm lịch. Hội đình Quan Lạn được đánh giá là sự tổng hòa giữa ngày chiến thắng giặc ngoại xâm và ngày hội của cư dân ngư nghiệp vùng biển đảo Quan Lạn cầu mùa.


Lễ hội đua thuyền tại Quan Lạn - Ảnh 1

Mặc dù đã nhiều thế kỷ trôi qua song đình Quan Lạn vẫn giữ được trọn vẹn những giá trị kiến trúc độc đáo và hiên ngang trước sóng gió biển khơi, đồng thời là nơi nuôi dưỡng các giá trị tinh thần cho các thế hệ bảo vệ biển đảo thân yêu…

Có thể nói Quan Lạn được biết đến là điểm đến tuyệt đẹp, trong đó phải kể đến đảo Minh Châu hấp dẫn khách thăm quan bởi không gian trong xanh khoáng đạt, cảnh quan nguyên sơ, trong lành. Trên đảo còn có nhiều di tích văn hóa, lịch sử ghi dấu những chiến công hiển hách của cha ông trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đảo có diện tích 11 km2, trải dài theo hướng Đông Tây, từ chân dãy núi Vân Đồn tới núi Gót, với những ngọn núi cao phía Đông như bức tường thành ngăn sóng gió từ biển khơi để bảo vệ cho cư dân trên Đảo.


Lễ hội đua thuyền tại Quan Lạn - Ảnh 2

Ngoài ra đến đây bạn còn bắt gặp một ngôi chùa còn gọi là “Chùa Cái Bầu” tọa lạc tại khu nghỉ dưỡng Bãi Dài vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ nằm ngay bên bờ của Vịnh Bái Tử Long. Đây là ngôi chùa được xây dựng ngay trên nền Phúc Lâm Tự (có từ thời Trần cách đây đã hơn 700 năm).

Với khung cảnh nên thơ, yên bình hòa cùng tiếng chuông chùa, tiếng gió và sóng biển, chùa Cái Bầu mang đến một cảm giác thư thái và thanh tịnh. Chùa với tổng diện tích lên đến 20 ha. Nơi đây được đánh giá là một trong những ngôi chùa sở hữu vị trí tuyệt đẹp với lưng tựa núi và mặt hướng ra biển.


Lễ hội đua thuyền tại Quan Lạn - Ảnh 3

Đình chùa Quan Lạn, nơi thờ Vua Lý Anh Tông, ghé cảng Vân Đồn, đền thờ tướng Trần Khánh Dư, chương trình xuyên đảo, ngắm cảnh làng quê trên đảo, hay tới rừng quốc gia để thăm thú nhiều loại cây và động vật quý hiếm

Hiện ở Quan Lạn có bốn ngôi miếu, đó là miếu Cao Sơn, miếu Đức Ông, miếu Sao Ơn và miếu Đồng Hồ. Miếu Sao Ơn và miếu Đức Ông, Miếu Đồng Hồ là nơi thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm đã tham gia chiến đấu trong trận đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII và các ông đã hy sinh ngay trên vùng biển Quan Lạn. Xác của ba ông đã trôi dạt vào bờ ở ba nơi: Sao Ơn, Đồng Hồ, Bến Đình như vị trí miếu thờ ba ông ngày nay. Miếu Cao Sơn thờ thần núi, một vị thần mà người dân trong đảo tôn sùng, họ cho rằng nhờ có vị thần này che chở mà đời sống của họ được ấm êm, no đủ.

Lễ hội đua thuyền tại Quan Lạn - Ảnh 4

Còn gì tuyệt với hơn khi vào những ngày hè oi ả được ghé thăm Quan Lạn, khám phá các ngôi đình, chùa, miếu cổ nơi đây và dạo quanh trên bãi cát trắng muốt, thưởng thức làn gió biển mát rượi, hòa cùng không khí lễ hội đua thuyền.

Vậy để có Trải nghiệm lễ hội đầy thú vị bạn hãy đến Quan Lạn nơi mang một vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ nhưng cũng không kém phần thu hút, Quan Lạn sẽ luôn là một điểm thăm quan đáng nhớ trong mỗi Lữ khách thập phương.


Lễ hội đua thuyền tại Quan Lạn - Ảnh 5

Trên đường tới đảo Minh Châu Quan Lạn chúng ta được ngắm vịnh Bái Tử Long với những dãy núi hùng vĩ, nước biển trong xanh còn hoang sơ đẹp tự như Vịnh Hạ Long. Gió biển cát trắng cộng với sự hoang sơ còn lại sẽ làm cho mỗi người cảm nhận được sự yên bình tĩnh lặng.

Lễ hội đua thuyền tại Quan Lạn

Lễ hội đua thuyền tại Quan Lạn
44 4 48 92 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==